Tài Liệu Form

Tài Liệu Form Trang 1
FORM
Khái niệm:
Form cung cấp cho người sử dụng giao diện để thể hiện v à nhập thông tin vào các
table trong CSDL. Cung cấp một số đối tượng đáp ứng lại những thao tác của ng ười sử
dụng nhằm giúp họ hoàn thành công việc một cách dễ dàng.
Form là 01 cửa sổ mẫu dùng trong chương trình. Khi bạn thiết kế một chương
trình nghĩa là bạn tạo ra 01 hay nhiều cửa sổ cho chương trình, mỗi cửa sổ trên có một
menu, các control được bố trí theo một trình tự nào đó và viết các lệnh quy định cách
ứng xử cho cửa sổ, mỗi cửa sổ như vậy gọi là 01 form.
Form còn cung cấp cho người sử dụng giao diện để thể hiện v à nhập thông tin vào
cho CSDL… gọi là DATA-FORM. Khi thiết kế các form này bạn phải sử dụng các bound
control
I.Tạo data – form bằng form wizard:
1. Sử dụng chức năng auto form
Bạn có thể sử dụng chức năng auto form để tạo nhanh 01 data form cho tất cả các
field có trong một table hoặc query.
Các bước thực hiện:
Bước 1: trong cửa sổ database, nhấp chọn thẻ Form, nhấn nút New
Bước 2: trong hộp thoại New Form, chọn 1 trong những mục sau:
 Autoform: Columnar: các control được tạo ra ở các dòng khác nhau từ trên
xuống để thể hiện nội dung của bản ghi v à các nhãn của chúng nằm ở bên trái
của control. Mỗi lần chỉ hiển thị nội dung của 01 bản ghi m à thôi.
 Auto form: Tabular: các control cùng nằm trên cùng 01 dòng để hiển thị nội
dung của 01 bản ghi, các nhãn của chúng nằm trong cùng một dòng nhưng ở phía
trên của control. Có thể hiển thị nội dung của nhiểu bản ghi một lúc.
 Auto form: Datasheet: thể hiện nội dung của các bản ghi dưới dạng bảng gồm
nhiều dòng và nhiều cột, tiêu để của các cột trong bảng là tên của các field.
 Autoform: PivotTable: thể hiện nội dung của bảng ghi được phân nhóm và tổng
hợp dưới dạng bảng gồm nhiều cột và nhiều dòng.
 Autoform: PivotChart: thể hiện nội dung của các bản ghi dưới dạng biểu đồ
Bước 3: chọn tên Table hoặc Query mà bạn muốn tạo Form
Bước 4: nhấn OK để thực hiện tạo form
Bước 5: nhấn nút Save trên thanh toolbar để lưu lại và đặt tên mới cho Form
Tài Liệu Form Trang 2
Chú ý:
Bạn có thể tạo nhanh một form bằng cách chọn tên table trong cửa sổ database,
rồi chọn file -> Save As, gõ tên mới cho form, chọn kiểu đối tượng là form trong hộp
thoại Save As để tạo nhanh form có dạng Columnar
Để thay đổi kiểu thể hiện cho form ta l àm như sau:
 Chuyển sang chế độ Design View
 Chọn đối tượng và chọn lệnh AutoFormat trong menu Format hoặc nhấn nút
AutoFormat trên thanh toolbar rồi chọn hình thức thể hiện form trong hộp thoại
Autoformat. Nhấn nút OK để đóng hộp thoại.
 Nhấn nút View để xem kết quả.
2. Sử dụng chức năng form wizard
Bạn có thể sử dụng chức năng form wizard để tạo data-form cho một số field
nằm trong 01 table/query (single form) hoặc các field nằm trong nhiều table/query khác
nhau trong quan hệ 1-n ( main form/sub form)
Để tạo 01 form mới cho một hoặc nhiều table/query ta thực hiện các bước sau:
 Bước 1: trong cửa sổ database, nhấn chọn mục forms nhấn nút new
 Bước 2: trong hộp thoại new form, chọn mục form wizard
 Bước 3:Chọn tên của table/query dùng làm dữ liệu nguồn cho form hoặc main
form, nhấn nút Ok để thực hiện
 Bước 4: chọn các field cần hiển thị trong (main) form , chọn tên table/query
khác và tiếp tục chọn các field cần hiển thị trong (main/sub) form. Nhấn nút
Next để qua bước kế tiếp
 Bước 5: chọn hình thức thể hiện dữ liệu cho form
Chọn mục form with subform(s) để tạo form có sub form
Nhấn nút Next để qua bước kế tiếp
 Bước 6:Chọn cách trình bày dữ liệu cho subform nhấn nút Next để qua bước kế
tiếp
 Bước 7: chọn kiểu dáng hiển thị cho form v à định dạng của các control Nhấn nút
next để qua bước kế tiếp.
 Bước 8: đặt tên cho main form và sub form Chọn mục mở form ở chế độ xem và
nhập liệu. Nhấn nút Finish để kết thúc
Chú ý: bạn có thể di chuyển con trỏ qua các bản ghi khác bằng cách chọn menu
Edit -> go to -> First : đầu
Previous :trước
Next : kế
Last : cuối
New record(6): bản ghi mới
Tài Liệu Form Trang 3
Hoặc gõ số hiệu của bản ghi trong chứa các nút di chuyển con trỏ bản ghi
(navigation buttons) nằm ở phía dưới cửa sổ
II.Tự thiết kế data –form và hiệu chỉnh form
1. Đối tượng(object)
Khái niệm:
Để viết chương trình cho đơn giản, người ta tạo ra trong chương trình thành 01 đối
tượng, các đối tượng trong đó cũng giống như các đối tượng trong thế giới thực của
chúng ta .
Đặc điểm của các đối tượng trong chương trình
 Mỗi đối tượng có 01 cái tên (name) để phân biệt với các đối tượng khác.
 Mỗi đối tượng có thể có nhiều thuộc tính
 Mỗi đối tượng có thể có nhiều họat động. các hoạt động này gọi là
phương thức của đối tượng.
 Các đối tượng trong windows có những động tác để đáp lại các sự kiện
tác động lên nó, mỗi loại đối tượng chỉ đáp lại một số sự kiện nào đó
mà thôi. Các sự kiện mà đối tượng có phản ứng gọi là event (sự kiện)
của đối tượng này.
 Khi bạn tạo ra 01 đối tượng trong chương trình, bạn cần đặt cho nó 01
cái tên, gán giá trị phù hợp cho các properties của nó và gọi các
method của nó để bắt nó hoạt động theo ý bạn.
Control và dữ liệu:
 Trong access, ta có thể chia ra làm 3 loại control(đối tượng) trên form.
Control gắn liền với nguồn dữ liệu (field) gọi l à Bound Controls, control
không gắn liền với nguồn dữ liệu gọi là Ubound Control và control để hiển
thị giá trị của biểu thức gọi là Calculated control
 Khi bạn thao tác với các control gắn liền với nguồn dữ liệu thì giá trị bạn gõ
vào hay chọn được lưu vào trong các field của bảng (table) mà bạn khai
báo trong thuộc tính controlsource của control đó hoặc thuộc tính
recordsource nếu là đối tượng form. Những control này gọi là Bound
Controls.
 Nếu bạn không thiết lập thuộc tính controlsource cho control thì giá trị
mà người dùng chọn hay gõ vào control sẽ không được lưu vào. Giá trị đó
được lưu trữ trong thuộc tính value của control, nó sẽ mất đi khi control đó
không còn nữa. Những control này gọi là Unbound Controls
 Nếu bạn thiết lập thuộc tính controlsource cho control la 01 biểu thức sau
dấu “=” thì control này sẽ hiển thị kết quả của biểu thức đó. Ng ười sử
dụng không thể thay đổi giá trị của control. Những control n ày gọi là
Calculated Controls
Tài Liệu Form Trang 4
2. Tự thiết kế data – form :Tạo mới data – form không sử dụng wizard
Để tự thiết kế 01 form bạn thực hiện các b ước sau:
 Bước 1: Trong cửa sổ Database chọn mục Forms rồi nhấn nút New
 Bước 2: Trong hộp thoại New Form chọn mục Design View
 Bước 3: Chọn tên của table/query làm nguồn dữ liệu cho form và nhấn nút OK
 Bước 4: Nhấn nút Field List trên toolbar để mở hộp Field List
 Bước 5: Chọn các field cần trong hộp Field List v à kéo chúng vào phần Detail
của Form để tạo các Bound Control ( Nhấn CTRL + nhấn c huột để chọn các Field
không liên tục, hoặc nhấn SHIFT+ nhấn chuột để chọn các field liên tục,nhấn
đúp vào tiêu đề của hộp Field List để chọn tất cả các field)
 Bước 6: Sử dụng thanh công cụ Formatting để thay đổi font chữ, cỡ chữ, canh
văn bản trong các control, tạo đường viền và các hiệu ứng khác cho các control
nếu cần, nhấn nút View trên toolbar để xem thử, nút Design để trở về cửa sổ
thiết kế để tiếp tục hoàn thiện thiết kế
 Bước 7: Nhấn nút View trên toolbar để xem kết quả. Chọn menu Windows,
chọn lệnh Size To Fit Form để thay đổi kích thước của form cho phù hợp ( lệnh
này chỉ phù hợp khi bạn mở form ở chế độ Normal)
 Bước 8: Nhấn nút Save để lưu lại form
3. Các vùng trên form:
Vùng Công Dụng Cách Tạo
Form Header Tiêu đề đầu của form View ->Form Header/Footer
Page Header Tiêu đề đầu trang ( chỉ dùng khi in) View-> Page Header/Footer
Detail Thân của Form chứa các control thể
hiện nội dung của bản ghi
Page Footer Tiêu đề cuối trang ( chỉ dùng khi in) View-> Page Header/Footer
Form Footer Tiêu đề dưới của form View ->Form Header/Footer
4. Sửa chữa và hiệu chỉnh Form:
 Bước 1: Trong cửa sổ Database chọn mục Forms
 Bước 2: Chọn tên form cần sửa chữa, hiệu chỉnh. Nhấn nút Design. Nếu bạn
đang ở chế độ nhập liệu (form view) nhấn nút Design View tr ên Toolbar
 Bước 3: Tiến hành thay đổi các thuộc tính của form cho phù hợp
 Bước 4: tạo mới hoặc xóa bỏ các control cho ph ù hợp với chức năng của form
Tài Liệu Form Trang 5
 Bước 5: Nhấn nút view trên thanh Toolbar để xem kết quả. Nhấn nút Design để
về chế độ thiết kế Form
 Bước 6: Nhấn nút Save để lưu các thay đổi
5. Một số thuộc tính cơ bản của form
Đối tượng form là đối tượng cơ sở của chương trình. Khi bạn viết bất kỳ 01 chương
trình nào bạn cũng bắt đầu từ 01 form. Đối tượng form có khá nhiều Property v à Method.
Nhấn đúp vào nút chọn form( form sector) nằm trên đầu thước kẻ để mở bảng
thuộc tính của form:
Thuộc tính Caption: gõ vào văn bản mới để thay đổi nội dung văn bản ở d òng tiêu đề
của form
Thuộc tính Default View: Quy định chế độ mặc định thể hiện hiển thị của form ở chế
độ Form View
 Single Form: form bình thường (Columnar)
 Continuous Form: Form liên tục (Tabular)
 Datasheet: bảng
 Pivot Table: bảng Pivot
 Pivot Char: biểu đồ
Thuộc tính AllowFormView, AllowDatasheetView, AllowPivotTableView,
AllowPivotCharView : cho phép hay không cho phép sử dụng các chế độ hiển thị
tương ứng
Thuộc tính RecordSelectors: cho phép/ không cho phép sử dụng thanh chọn bản ghi
(record selectors) nằm ở bên trái form
Thuộc tính NavigationButtons: cho phép/không cho phép sử dụng nút di chuyển con
trỏ bản ghi nằm ở phía dưới form
Thuộc tính Dividing Lines: ẩn/hiện các đường phân cách giữa các bản ghi khi ở chế
độ Continuous form hoặc giữa các v ùng của form ở chế độ Single Form
Thuộc tính Scrollbars:ẩn/hiện các thanh cuộn
 Neither: không có thanh cuộn nào cả
 Horizontal Only: chỉ có thanh cuộn ngang
 Vertical Only: chỉ có thanh cuộn dọc
 Both: có cả hai thanh cuộn
Thuộc tính AutoResize, AutoCenter
 AutoResize:Thuộc tính này cho phép tự động thay đổi kích thước của form sao cho
hiển thị hết các control trong form khi mở form
 AutoCenter: tự động canh giữa màn hình chính của Access khi mở form
Thuộc tính BorderStyle: Quy định kiểu đường viền của form, mỗi cửa sổ tr ên windows
có thể có các đường viền khác nhau. Đặt BorderStyle bằng 01 con số để quy định kiểu
đường viền, gồm các giá trị khác nhau:
Tài Liệu Form Trang 6
Style Ý nghĩa
None
Cửa sổ không có đường viền, một cửa sổ không có các đ ường viền
cũng sẽ không có các yếu tố:Control - menu box, Maximize button,
Minimize Button, không có tiêu đ ề và không thể thay đổi kích thước
được
Thin
Cửa sổ có Control Menu box, tittle bar, Maximize button và minimize
button. Chỉ có thể thay đổi kích thước khi sử dụng các nút Maximize v à
Minimize. Bạn có thể đặt thuộc tính PopUp=Yes để cho cửa sổ n ày nằm
trên cùng nhất so với các cửa sổ khác
Sizable (mặc định) Cửa sổ có đầy đủ các yếu tố và có thể thay đổi kích thước
được
Dialog
Cửa sổ có Control – Menu Box và Title bar, không có nút Maximize
hoặc Minimize. Không thể thay đổi kích th ước được. bạn có thể đặt
thuộc tính Modal=Yes để tạo hộp thoại của mình
Thuộc tính ControlBox: ẩn hiện menu box
Thuộc tính MinMaxButtons: Ẩn/ Hiện nút Minimize hoặc Maximize. Nếu thuộc tính
BorderStyle chọn là None hoặc Dialog thì form sẽ không có nút Maximize hoặc
Minimize mặc dủ bạn có chọn giá trị cho thuộc tính MinMaxButtons l à Min Enabled.
Max Enabled hoặc Both Enabled
Thuộc tính CloseButton: Sử dụng/ không sử dụng nút Đóng Form
Thuộc tính ShortcutMenu: Sử dụng/không sử dụng shortcut menu
Thuộc tính RecordSource:Chọn tên table/query hoặc nhấn nút Build để tạo lệnh SQL
dùng nguồn dữ liệu cho form, để trắng nếu muốn tạo unbound form
Thuộc tính DataEntry:Nếu là Bound form (data –form), thiết lập thuộc tính này là yes
nếu bạn muốn luôn phải nhập mới các bản ghi v à không muốn xem lại các bản ghi đã
nhập vào trước đó
Thuộc tính AllowFilters, AllowEdits, AllowDeletions, AllowAdditions: Cho phép/
không cho phép lọc, sửa chữa nội dung, xóa hoặc th êm mới bản ghi
Thuộc tính AllowDesignchanges: Cho phép / không cho phép sử dụng bản thuộc tính
ở chế độ form view
6. Sử dụng Properties Window:
Mỗi đối tượng trong AccessXP có các đặc tính ri êng khác nhau gọi là các property
của nó. Properties window là các cửa sổ trình bày các property của đối tượng đang chọn
hiện thời và đề đặt lại các giá trị cho các thuộc tính đó.
Cửa sổ này chia làm 2 cột: cột bên trái trình bày tên của property, cột bên phải
dùng để trình bày và để chọn đối tượng mà bạn cần quy định
Để mở bảng thuộc tính, bạn nhấn nút Properties tr ên toolbar
Tài Liệu Form Trang 7
Gán thuộc tính cho đối tượng lúc thiết kế:
 Bước 1: Chọn đối tượng cần gán thuộc tính trên form rồi mở hộp thuộc tính, hoặc
chọn tên đối tượng trong danh sách tên ở combo box bên trên của cửa sổ
properties hoặc nhấn chuột vào đối tượng cần trên form sau khi hộp thoại thuộc
tính đã mở
 Bước 2: Chọn loại thuộc tính cần thiết lập hoặc nhấn Tab All để th ể hiện tất cả.
format: các thuộc tính về định dạng. Data: thuộc tính về dữ liệu. Event: thuộc tính
về các sự kiện. Other: thuộc tính khác. All: thể hiện tất cả các thuộc tính của đối
tượng đang chọn.
 Bước 3: chọn thuộc tính cần gán giá trị trong danh sách Property
 Bước 4: nhập vào hoặc nhấn vào mũi tên để chọn các giá trị mới cho thuộc tính
Chú ý:
 Một số property có giá trị chữ như Property name để đặt tên đối tượng, property
Caption để đặt nội dung tiêu đề cửa sổ… Đối với loại đối tượng này bạn chỉ cần
nhập dòng chữ và ô nhập rồi nhấn phím Enter
 Một số property có giá trị số như property Width để khai báo chiều rộng cho đối
tượng, property Height để khai báo chiều cao của đối t ượng. Với loại đối tượng
này bạn cũng nhập vào các con số cần thiết vào ô nhập và nhấn Enter
 Một số property chỉ mang giá trị đặc biệt l à True hoặc False, bạn có thể nhấn đúp
lên ô giá trị để thay đổi giữa hai giá trị này
 Một số property chỉ đặt được một số giá trị định sẵn, trong trường hợp này ô nhập
sẽ hiển thị ở dạng combo box, bạn hãy chọn giá trị thích hợp trong danh sách n ày
nhưng không được để trắng.
 Một số property có nhiều giá trị hơn như thuộc tính Fore color trng trường hợp này
ô nhập sẽ có thêm nút […], hãy nhấn vào nút này để định giá trị cho đối tượng
III.TẠO MỚI VÀ HIỆU CHỈNH CONTROL:
1. Hộp toolbox:
Tên nút Chức năng
Select Objects Chọn đối tượng
Control Winzards Tắt/ mở chế độ giúp thiết kế khi tạo mới đối t ượng
Label Tạo các nhãn, các chú thích cho control
Text Box Tạo hộp thoại cho phép nhập văn bản
Option Group
Tạo một nhóm các nút chọn cho phép bạn chọn một giá trị
duy nhất. Bạn có thể dùng Control Winzard để trợ giúp thiết
kế
Tài Liệu Form Trang 8
Tên nút Chức năng
Toggle Button Tạo nút điều khiển có hai trạng thái chọn hoặc không chọn
Radio Button Tạo nút kiểm tra, thường dùng để cho phép chọn giữa hai
trạng thái đúng hoặc sai.
Check Box Tạo hộp kiểm tra, thường dùng để cho phép chọn giữa hai
trạng thái đúng hoặc sai
Combo Box
Tạo ra một hộp chứa các mục chọn, mỗi lần chỉ chọn đ ược
một mục duy nhất, nguồn dữ liệu được lấy từ các table/query
hoặc tự gõ vào. Bạn có thể dùng Control Wizard để trợ giúp
thiết kế.
List Box
Tạo ra một hộp cho phép hiển thị một lúc nhiều mục chọn v à
cho phép chọn một hoặc nhiều mục cùng một lúc, người sử
dụng có thể cuộn để xem các mục bị khuất. Bạn có thể d ùng
Control Wizard để trợ giúp thiết kế
Command Button Tạo nút lệnh điều khiển. Bạn có thể d ùg control wizard để hỗ
trợ thiết kế
Image Hiển thị một hình ảnh trên form
Unbound Object Frame Tạo đối tượng OLE
Bound Object frame Tạo đối tượng OLE. Dùng cho field OL Object
Page Break Tạo ngắt trang
Tab Control Tạo ra các trang màn hình
Subform/Subreport Tạo subform/subreport. Bạn có thể d ùng control wizard để hỗ
trợ thiết kế.
Line Vẽ các đường thẳng, xiên
Rectangle Vẽ các hình chữ nhật, hình vuông ở chế độ thiết kế.
2. Đưa một đối tượng lên form:
 Bước 1: mở chế độ trợ giúp thiết kế (control wizard) nếu bạn cần Access trợ giúp
và tắt chế độ này nếu không cần thiết
 Bước 2: nhấp chuột lên nút công cụ tương ứng với đối tượng cần tạo trên
toolbox.
 Bước 3: nhấp chuột tại vị trí cần đặt đối tượng trên form hoặc vừa nhấn vừa kéo
để xác định kích thước của đối tượng
Tài Liệu Form Trang 9
 Bước 4: thả phím chuột ra.
 Bước 5: hiệu chỉnh và khai báo giá trị cho các thuộc tính của đối tượng.
3. Chọn một đối tượng đã đặt trên form:
Nhấn chuột vào đối tượng trên form để chọn đối tượng (có thể nhấn giữ thêm phím
SHIFT nếu muốn chọn một lúc nhiều đối tượng hoặc nhấn biểu tượng Select Object trên
Toolbox và quét trên thước ngang, hoặc quét một vùng chữ nhật để chọn các đối tượng
trong vùng đó)
Để chọn một đối tượng : nhấn chuột vào đối tượng đó
4. Đặt tên cho đối tượng:
Khi bạn đặt một đối tượng vào chương trình, điều đầu tiên cần phải làm là đặt tên
cho đối tượng đó, mỗi form cũng phải có một cái t ên để truy xuất. Thông thường Access
luôn đặt một tên mặc định. Ví dụ form đầu tiên được đặt là Form1, form kế tiếp được đặt
là Form2,… Tuy nhiên, để dễ nhớ bạn nên đặt một tên phù hợp với chức năng của form
đó.
Các bước đặt tên cho đối tượng
 Bước 1: chọn đối tượng cần đặt tên
 Bước 2: chọn mục Name trong cửa sổ Properties của đối tượng đó và nhập tên
vào
Chú ý:
Tên này sẽ dùng để truy xuất đối tượng trong chương trình.
Quy tắc đặt tên cho đối tượng:
Tên của đối tượng có thể đặt dài tối đa 64 ký tự, gồm các chữ cái , chữ số, dấu
cách và các ký tự đặc biệt, trừ dấu chấm(.), dấu nháy(‘), dấu nháy kép(“), dấu
ngoặc vuông ([]). Tên không bắt đầu là dấu cách, các ký tự điều khiển có mã
ASCII từ 0 đến 31.
Đối với các Bound Control thông thường tên của chúng trùng với tên của field.
5. Di chuyển một đối tượng trên form:
Di chuyển cả Label và Control:
 Bước 1: nhấp chuột lên đối tượng form cần di chuyển.
 Bước 2: đưa con trỏ đến vùng đối tượng sao cho con trỏ chuột trở th ành biểu
tượng bôi đen vùng ngoài của đối tượng và vừa nhấn vừa kéo chuột đến vị trí mới.
 Bước 3: thả phím chuột ra. Có thể dùng phím CTRL + các phím mũi tên để di
chuyển.
Chỉ di chuyển Label hoặc Control:
 Bước 1: nhấp chuột lên đối tượng form cần di chuyển
 Bước 2: đưa con trỏ chuột đến nút di chuyển ở góc trái của đối t ượng sao cho
con trỏ chuột trở thành biểu tượng bôi đen vùng và vừa nhấn vừa kéo chuột đến
vị trí mới. Thả phím chuột ra.
Tài Liệu Form Trang 10
6. Hiệu chỉnh kích thước của đối tượng trên form:
 Bước 1: chọn các đối tượng.
 Bước 2: trỏ chuột vào 8 nút điều khiển xung quang đối tượng với cạnh cần hiệu
chỉnh
 Bước 3: vừa nhấn chuột vừa kéo vào phía trong để thu nhỏ, ra phía ngoài nếu
muốn phóng to.
 Bước 4: thả chuột ra khi vừa ý. Bạn có thể kết hợp phím SHIFT với các phím điều
khiển để thay đổi kích thước của đối tượng.
7. Canh thẳng hàng các đối tượng:
 Bước 1: chọn các đối tượng cần canh thẳng hàng.
 Bước 2: nhấn chọn menu Format -> Align rồi chọn 1 trong các lệnh sau:
Left: canh thẳng hàng cạnh trái của các controls so với cạnh trái của control
ở bên trái nhất.
Right: canh thẳng hàng cạnh phải của các controls so với cạnh phải củ a
control ở bên phải nhất
Top: canh thẳng hàng cạnh trên của các controls so với cạnh trên của control
ở trên cao nhất.
Bottom: canh thẳng hàng cạnh dưới của các controls so với cạnh dưới của
control ở dưới thấp nhất.
8. Làm cho các đối tượng có cùng kích thước:
 Bước 1: chọn các đối tượng cần thay đổi kích thước.
 Bước 2: nhấn chọn menu Format -> Size rồi chọn 1 trong các lệnh sau:
To tallest: làm cho chiều cao của các đối tượng có cùng chiều cao với đối
tượng có chiều cao nhất.
To shortest: làm cho chiều cao của các đối tượng có cùng chiều cao đối với
đối tượng có chiều cao thấp nhất.
To widest: làm cho chiều rộng của các đối tượng có cùng chiều rộng với đối
tượng có chiều rộng lớn nhất.
To narrowest: làm cho chiều rộng của các đối tượng có cùng chiều rộng với
đối tượng có chiều rộng nhỏ nhất.
Khi bạn thay đổi font chữ hoặc cỡ chữ của đối t ượng nào đó, bạn có thể chọn
menu format, chọn mục Size rồi chọn lệnh To Fit để thay đổi kích th ước của control.
9. Xóa một đối tượng đã tạo trên form:
 Bước 1: chọn đối tượng cần xóa.
 Bước 2: nhấn phím DELETE.
Tài Liệu Form Trang 11
10. Sao chép đối tượng:
 Bước 1: chọn đối tượng cần sao chép.
 Bước 2: từ menu Edit, chọn lệnh Copy hoặc nhấn CTRL+C
 Bước 3: Từ menu Edit, chọn lệnh Paste hoặc nhấn CTRL+V
 Bước 4: di chuyển đối tượng đến vị trí thích hợp.
11. Quy định thứ tự nhập liệu cho các đối tượng:
 Bước 1: chọn lệnh Tab Order trong menu View
 Bước 2: chọn vùng mà bạn cần thay đổi thứ tự nhập liệu cho các đối t ượng.
 Bước 3: nhấn nút Auto Order để thay đổi thứ tự tự động hoặc t hay đổi vị trí của
các đối tượng trong hộp custom order.
 Bước 4: chọn OK.
IV. Các đối tượng trong Form :
1. Đối tượng Label: Đối tượng Label thường dùng để trình bày một dòng chữ nào đó
trên form dùng để hướng dẫn người sử dụng hoặc dùng để viết các chú thích cho các
đối tượng khác,… Cách tạo như sau:
 Bước 1: chọn công cụ Label trên thanh Toolbox.
 Bước 2: nhấn vào vị trí cần đặt Labael trên form hoặc report, rồi gõ vào nội dung
văn bản cần hiển thị cho label (nhấn CTRL +Enter để xuống d òng).
2. Đối tượng Textbox: Đối tượng Textbox là một control , cho phép người sử dụng
hiển thị, thêm hay chỉnh sửa dữ liệu trong các field, hiển thị nội dung của một biểu
thức hoặc hiển thị giá trị, cho phép người sử dụng nhập vào giá trị không biết trước
để sử dụng trong chương trình.
 Bước 1: chọn công cụ Textbox trên thanh toolbox.
 Bước 2: nhấn vào vị trí cần đặt textbox trên form hoặc trên report.
 Bước 3: thay đổi nội dung cho label hoặc xóa label nếu không cần thiết.
 Bước 4: nếu là Bound text box hoặc Calculated text box, mở hộp thuộc tính
(properties) và chọn tên field cho thuộc tính Control Source nếu là Bound Textbox. Gõ
vào biểu thức sau dấu bằng(=) cho thuộc tính Control Source trong thuộc tính Name
để dùng sau này .
3. Đối tượng Checkbox, Option Button v à Toggle button: Đối tượng check box,
Option Button và Toggle button được đặt trên form để quy định chọn lựa một cái g ì
đó. Thông thường, nó có hai trạng thái chọn ( có dấu hoặc checked b ên trong ô chọn)
hoaặc không chọn.
 Bước 1: chọn công cụ phù hợp tương ứng trên thanh toolbox.
 Bước 2: nhấn vào vị trí cần đặt trên form, report hoặc Option Group.
 Bước 3: thay đổi nội dung cho label
Tài Liệu Form Trang 12
 Bước 4: gán tên field cho thuộc tính control source nếu là Bound control hoặc gán
giá trị cho thuộc tính Option value nếu chúng nằm trong Option group.
 Bước 5: gõ vào tên cho đối tượng trong thuộc tính Name dùng sau này.
4. Đối tượng Image: Đối tượng Image là một đối tượng đồ họa được dùng để hiển thị
01 hình ảnh trên form, nhưng bạn không thể trực tiếp sửa đổi hình ảnh đó.
 Bước 1: chọn công cụ Image trên thanh toolbox.
 Bước 2: nhấn vào vị trí cần đặt image trên form hoặc report
 Bước 3: trong hộp thoại insert picture, chọn tên tập tin hình ản bạn cần, rồi nhấn
nút OK. Bạn có thể thay đổi hình ảnh bằng cách chọn lại tên tập tin khác trong
thuộc tính Picture.
 Bước 4: thay đổi thuộc tính SizeMode: Clip -> hiện hình ảnh với kích thước thật
của chúng, Stretch – làm cho ảnh vừa khung hình, Zoom – thể hiện theo tỉ lệ cho
đến khi vừa với chiều dọc hay chiều ngang của khung h ình
5. Đối tượng Bound Object Frame: Trên form hoặc report, đối tượng Bound Objct
frame cho phép bạn hiển thị nội dung của field có kiểu dữ liệu l à OLE Objectc (ví dụ
như tài liệu của Microsoft Word hoặc bảng tính của Microsoft Excel,…)
 Bước 1: chọn nút Bound Object Frame trong toolbox.
 Bước 2: nhấn vào vị trí cần đặt Bound Object Frame trên form hoặc report
 Bước 3: chọn tên field cần hiển thị trong thuộc tính ControlSource
 Bước 4: thay đổi thuộc tính SizeMode: Clip- hiện hình ảnh với kích thước thật của
chúng. Stretch – làm cho ảnh vừa với khung hình, Zoom – thể hiện theo tỷ lệ cho
đến khi vừa với chiều dọc hay chiều ngang của khung h ình)
6. Đối tượng Unbound Object Frame: Trên form hoặc report, đối tượng Unbound
Object Frame cho phép bạn hiển thị đối tượng của các ứng dụng khác ( ví dụ nh ư là
tài liệu của Microsoft Word hoặc bảng tính của Microsoft Excel…) giống như là Bound
Object Frame nhưng những thay đổi của đối tượng đó không được lưu vào field.
 Bước 1: chọn công cụ Unbound Object Frame trong Toolbox
 Bước 2: nhấn vào vị trí cần đặt Unbound Frame Object tr ên form hoặc report
 Bước 3: tron hộp thoại Insert Object, chọn mục Create new rồi chọn đối t ượng
cần tạo trong hộp Object Type hoặc chọn mục Create from file, v à gõ vào tên tậo
tin mà bạn cần (nhấn nút browse nếu như bạn không biết đường dẫn đến tập tin)
 Bước 4: thay đổi thuộc tính SizeMode: Clip- hiện hình ảnh với kích thước thật của
chúng. Stretch – làm cho ảnh vừa với khung hình, Zoom – thể hiện theo tỷ lệ cho
đến khi vừa với chiều dọc hay chiều ngang của khung h ình)
 Bước 5: nhấn nút OK.
7. Đối tượng Line và rectangle: Đối tượng Line và Rectangle là control chỉ đơn giản
trình bày một đường thẳng hay một hình chữ nhật trên form. Bạn có thể dùng nó khi
trình bày form cho dễ. Khi dùng line control, trong giai đoạn thiết kế bạn có thể nhìn
thấy đường thẳng và sẽ dễ bố trí nó ở các vị trí thích hợp.
 Bước 1: chọn công cụ Rectangle hoặc Line trong toolbox
Tài Liệu Form Trang 13
 Bước 2: xác định vị trí và kích thước trên form hoặc report
 Bước 3: thay đổi độ rộng bằng cách chọn line/BorderWidth ở thanh Format
 Đối với đường thẳng bạn có thể thay đổi giá trị c ủa thuộc tính LineSlant để có
đường xiên theo ý muốn.
V.Tạo commad button sử dụng control wizard:
Đối tượng này là 01 nút bấm, thường đặt trong form để ra lệnh thực hiện một cái g ì đó
trong chương trình. Thông thường khi bạn tạo một form gồm nhiều control v à các nút
bấm là để cho người sử dụng một việc hoặc trả lời xác nhận 01 cái g ì đó
1. Bảng dưới đây là các hành động và ý nghĩa của chúng:
Loại - Categories Hành động –
Actions Ý nghĩa
Find Next Tiếp tục tìm các bản ghi sau khi bạn
thực hiện lệnh Find Record
Find Record Mở hộp thoại tìm kiếm
Go To First
Record Nhảy đến bản ghi đầu tiên
Go To Last
Record Nhảy đến bản ghi cuối cùng
Go To Next
Record Nhảy đến bản ghi kế tiếp
Record Navigation
Di chuyển con trỏ bản ghi
Go To Prevous
Record Nhảy đến bản ghi trước đó
Add New Record Thêm bản ghi mới
Delete Record Xóa bản ghi hiện hành
Duplicate Record Sao chép bản ghi
Print Record In bản ghi hiện hành
Save Record Lưu lại bản ghi hiện hành
Record Operations
Thao tác với bản ghi
Undo Record Khôi phục lại dữ liệu bản ghi
Apply Form Filter Form Operations Thực hiện lọc bản ghi
Thao tác với Form
Form Operations
Close Form Đóng form
Tài Liệu Form Trang 14
Edit Form Filter Hiệu chỉnh bộ lọc
Open Form Mở form
Open Page Mở trang web
Print a Form In form chỉ định ra máy in
Print Current
Form In form hiện hành ra máy in
Refresh Form
Data Làm tươi lại dữ liệu trên form
Mail Report Gửi Mail
Preview Report Xem trước khi in
Print Report Tiến hành in ra máy in
Report Operation
Thao tác với Report
Send Report To
File
In nội dung vào 01 tập tin với định
dạng lựa chọn
Quit Application Đóng ứng dụng
Run Application Khởi động 01 ứng dụng
Run MS Excel Khởi động MS Excel
Run MS Word Khởi động MS Word
Application
Ứng dụng
Run NotePad Khởi động NotePad
Loại - Categories Hành động –
Actions Ý nghĩa
Print Table In Table
Run Macro Thi hành 01 Macro
Miscellaneous
Hành động khác
Run Query Thi hành 01 Query
2. Các bước thực hiện tạo nút lệnh:
 Bước 1: Mở form ở chế độ thiết kế
 Bước2: Mở chế độ trợ giúp thiết kế ( Nhấn nút Control Wizard tr ên thanh Toolbox
sao cho nó bị ấn xuống)
 Bước 3: Nhấn chọn công cụ Command Button tr ên ToolBox
 Bước 4: Nhấn vào vị trí cần đặt Command button tr ên form
Tài Liệu Form Trang 15
 Bước 5: Trong hộp thoại Command Button Wizard chọn lo ại hành động trong hộp
Categories và hành động cụ thể trong hộp thoại Action. Nhấn Next để qua bước kế
tiếp
 Bước 6: Gõ vào văn bản cần hiển thị trên nút hoặc chọn biểu tượng cho nút lệnh.
Nhấn Next qua bước kế tiếp.
 Bước 7: Gõ vào tên cho nút lệnh để gọi sau này. Nhấn Finish để kết thúc
 Bước 8: Nhấn nút View trên thanh Toolbar để xem kết quả, nhấn nút Design để
vào lại chế độ thiết kế Form
 Bước 9: nhấn nút Save để lưu các thay đổi
VI.Cách thực hiện tạo các Form :
1. Tạo Main / Sub Form:
 Bước 1: xác định xem form main và các form sub liên kết với nhau thông qua
field nào
 Bước 2: xác định nguồn dữ liệu cần phải có cho các form cần tạo ( gồm form
main và form sub)
- Nếu nguồn dữ liệu là các table thì lấy các table ấy làm nguồn cho form.
- Nếu nguồn dữ liệu lấy từ các query thì tiến hành tạo các query ấy
- Trong quá trình tạo query chú ý các điều sau đây:
- Xác định loại query cần tạo là query gì
- Khi tạo query thì trong query đó phải chứa field liên kết với form main
 Bước 3 : dựa và các nguồn dữ liệu đã có tiến hành tạo từng form riêng lẻ. Chú ý
cách đặt tên để sử dụng cho tiện lợi. Thông thường form main thường đặt tên là
FrmMain, form sub thường đặt tên là FrmSub1, FrmSub2,…..
 Bước 4 : mở form main ở chế độ Design View, chọn mục Subform/SubReport sau
đó vẽ vào form main ( trước khi chọn mục SubForm/SubRepor t ta phải tắt chế độ
Control Wizard)
 Bước 5: Sau khi vẽ xong nhấn vào khung vừa vẽ được, nhấn phải chuột và chọn
mục Properties. Sau đó di chuyển sang tab Data , chú ý các mục sau đây:
- Source Object : chọn nguồn dữ liệu cho sub form, lấy các sub form vừa tạ o
khi nãy
- Link Child Field: field liên kết nằm ở sub form
- Link master field: field liên kết nằm ở main form
Chú ý: Thông thường hai field này tên giống nhau, nếu không xuất hiện field
liên kết ta click vào dấu … nằm phía sau Link Child Field . Sau đó tiến hành liên
kết
Nếu không liên kết được thì do khi tạo sub form không có field liên kết
 Bước 6: Tiến hành làm cho các sub form còn lại
Tài Liệu Form Trang 16
2. Tạo Tab Control – Tạo Form có nhiều trang
Đối tượng Tab Control , nó chỉ trình bày một khung chữ nhật trên form và cho
phép bạn mở rộng bề mặt của form hoặc phân thông tin th ành từng nhóm. Thường Tab
Control được dùng để làm vật chứa các control khác, còn bản thân nó không làm gì cả.
Khi bạn tạo ra 01 tab control, sau đó bạn vẽ bất kỳ control n ào vào bên trong tab control
này thì tab control sẽ trở thành vật chứa của control đó, có nghĩa l à các tọa độ của
control đó sẽ tính theo góc trái trên cùng của tab control chứ không phải của form nữa.
Khi bạn kéo tab control đi đến đâu các control b ên tron cũng đi theo đến đó
Thông thường khi tạo tab control chỉ có hai trang hiển thị. Do đó để th êm mới
trang, xóa bỏ trang, thay đổi thứ tự của các trang, ta l àm như sau:
Nhấn phím phải vào cạnh của đối tượng Tab, chọn Insert Page để thêm mới, Delete Page
để xóa bỏ, Page Order để thay đổi t hứ tự của trang
Các bước tiến hành tạo tab control
- Tương tự như các bước tạo main form/ sub form. Chỉ khác nhau ở chỗ main
form và sub form nằm ở hai trang khác nhau
- Như cách liên kết tương tự như là của main form/ sub form
VII.Đối tượng ComboBox và ListBox
Đối tượng ListBox thường được dùng để liệt kê 01 danh sách ở dụng bảng gồm
nhiều mục chọn và cho phép người sử dụng chọn một hay nhiều mục trong danh sách
Đối tượng ComboBox là 01 control kết hợp giữa 01 TextBox và 01 ListBox, vì vậy nó
có các đặc tính của cả 02 loại đối tượng này. Khác vói ListBox, bạn chỉ được chọn 01 mục
duy nhất trong danh sác mà thôi. Trong 01 ComboxBox, bạn có thể chọn 01 mục nào đó
trong danh sách có sẵn của nó hay nhập 01 nội dung bất kỳ trong TextBox b ên trên., khi
một nội dung nhập vào khung nhập trùng với nội dung có sẵn trong danh sách, ListBox
của ComboBox sẽ tự động để nội dung đó thể hiện ở đầu ListBox của ComboBox. Nếu nội
dung nhập vào không trong danh sách có bạn có thể bổ sung vào danh sách nếu muốn.
1. Thiết kế ComboBox và ListBox dùng Control Wizard:
Cung cấp các mục chọn cho field, dữ liệu được lấy từ table/ query:
 Bước 1: mở chức năng hỗ trợ thiết kế ( Control Wizard)
 Bước 2: nhấn chọn công cụ ComboBox ( hoặc ListBox) tr ên ToolBox
 Bước 3: nhấn vào vị trí cần đặt trên form, report để tạo chúng với kích thước
mặc định, hoặc thay đổi kích thước của chúng cho phù hợp.
 Bước 4: chọn mục “ I want the list box to look up the values in a table or
query” nếu nguồn cung cấp dữ liệu cho ListBox, ComboBox lấy từ các bản ghi
của table/ query rồi nhấn Next qua bước kế tiếp
 Bước 5: chọn kiểu đối tượng là table, query , sau đó chọn tên table hay
query, rồi nhấn Next qua bước kế tiếp
 Bước 6: chọn các field cần hiển thị và chuyển chúng từ hộp Avalable sang
hộp Selected fields, rồi nhấn nút Nex t để qua bước kế tiếp
Tài Liệu Form Trang 17
 Bước 7: Dùng chuột kéo ở cạnh phải (hoặc nhấn đúp) để thay đổi kích th ước
cho các cột. Cột nào không muốn hiển thị thì bạn kéo sao cho cạnh phải
trùng với cạnh trái của cột. Bạn có thể ấn hay hiện cột trả về giá trị bằng
cách đánh dấu x hay không đánh dấu vào mục Hide key Column, nhấn Next
để qua bước kế tiếp
 Bước 8: chọn cột trả về giá trị rồi nhấn Next để qua b ước kế tiếp
 Bước 9: chọn cách sử dụng giá trị trả về của combobox
- Nếu bạn tạo Unbound Control thì chọn Remember the value for laater use
- Nếu bạn tạo Bound Control, chọn Store that value in thi field v à chọn tên
của field cần lưu giá trị trả về. nhấn next qua bước kế tiếp
 Bước 10: Gõ vào nội dung của nhãn cần hiển thị. Nhấn Finish để kết thúc
 Bước 11: nhấn nút Properties trên Design toolbar để mở hộp thuộc tính của
control vừa tạo. Đặt tên cho ComboBox (List Box), ở thuộc tính Name để
dùng sau này (có thể đặt tên control trùng tên với field). Gán giá trị phù hợp
cho các thuộc tính khác nếu cần
 Bước 12: nhấn form view để xem kết quả. Nhấn design để trở lại cửa sổ
thiết kế và tiếp tục hoàn thiện thiết kế
 Bước 13: nhấn nút Save để lưu các thay đổi
Cung cấp các mục chọn cho field, dữ liệu l à 01 danh sách tự gõ vào
 Bước 1: Mở form ở chế độ thiết kế
 Bước 2: mở chức năng hỗ trợ thiết kế ( control wizard)
 Bước 3: nhấn chọn công cụ Combobox hay Listbox tr ên toolbox
 Bước 4: nhấn vào vị trí cần đặt trên form, report để tạo chúng với kích thước mặc
định hay thay đổi kích thước cho phù hợp
 Bước 5: chon mục “I want type in the vaalues that I want ”, rồi nhấn nút Next để
qua bước kế tiếp
 Bước 6: nhập vào số lượng cột trong hộp Number of colums rồi nhấn phím tab
 Bước 7: nhập vào mục chọn cho từng cột. Nhấn phím tab để nhập d òng kế tiếp,
mỗi dòng là 01 mục chọn
 Bước 8: thay đổi độ rộng cho từng cột bằng cách kéo chuột ở cạnh phải của cột (
có thể nhấn đúp phím chuột). Cột nào cần dấu đi thì kéo cạnh phải sao cho trùng
cới cạnh trái của cột đó. Nhấn Next để qua b ước kế tiếp
 Bước 9: chọn tên cột sẽ trả về giá trị (coll), nhấn nút next để qua bước kế tiếp
 Bước 10: chọn cách sử dụng giá trị trả về của combo box
- Nếu bạn tạo Unbound Control thì chọn Remember the value for laater use
- Nếu bạn tạo Bound Control, chọn Store that value in thi field v à chọn tên của
field cần lưu giá trị trả về. nhấn next qua bước kế tiếp
 Bước 11: Gõ vào nội dung của nhãn cần hiển thị. Nhấn Finish để kết thúc
Tài Liệu Form Trang 18
 Bước 12: nhấn nút Properties trên Design toolbar để mở hộp thuộc tính của
control vừa tạo. Đặt tên cho ComboBox (List Box) ở thuộc tính Name để dùng sau
này ( có thể đặt tên control trùng với tên field). Gán giá trị phù hợp cho các thuộc
tính khác nếu cần
 Bước 13: nhấn nút Form View để xem kết quả. Nhấn nút View Design để trở lại
cửa sổ thiết kế và hiệu chỉnh lại thiết kế
 Bước 14: nhấn nút Save trên Toolbar để lưu lại những thay đổi
2. Tự thiết kế ListBox, ComboBox:
 Bước 1: mở form ở chế độ thiết kế
 Bước 2: tắt chức năng hỗ trợ thiết kế
 Bước 3: nhấn chọn công cụ Combobox hay Listbox tr ên toolbox
 Bước 4: nhấn vào vị trí cần đặt trên form, report để tạo chúng với kích thước mặc
định hay thay đổi kích thước cho phù hợp
 Bước 5: nhấn nút properties trên toolbar để mở hộp thuộc tính của control vừa
tạo
 Bước 6: gán giá trị phù hợp cho các thuộc tính của control như sau:
Thuộc tính Name: đặt tên cho các control để dùng sau này
Thuộc tính ControlSource: Nếu giá trị trả về của ComboBox (ListBox) cần l ưu
vào field, chọn tên field cần lưu – tạo bound control .Để trắng nếu giá trị trả về
của ListBox, ComboBox chỉ dùng trong chương trình – tạo Unbound control
Thuộc tính RowSourceType: chọn kiểu của nguồn cung cấp dữ liệu
Table/query : là các bản ghi của table hay query
Value List :danh sách bạn tự gõ vào
Field List: danh mục tên của các field trong table hay query
Thuộc tính Row Source:
Nếu Row Source Type bạn chọn là tables/ query hay field list. Chọn
tên của table/ query hay nhấn vào nút Build để mở cửa sỏ query
builder. Nếu bạn thực hiện lần đầu tiên thì bạn phải chọn các table,
sau đó chọn field cần hiển thị, đóng cửa sổ Query Builder rồi nhấn
nút yes để tạo câu lệnh SQL
Nếu Row Source của bạn là Value List, bạn phải gõ vào danh sách
cho các mục chọn cách nhau bởi dấu phân cách đ ược quy định trong
Control Panel của Windows
Thuộc tính Bound Column: gõ vào một con số cho biết sẽ lấy giá trị của cột
nào trong danh sách (đối với danh sách nhiều cột)
Thuộc tính Column Count: gõ vào con số quy định số lượng cột có trong list
box hay combo box. Nếu list box hay combo box của bạn có nhiều h ơn một cột
Tài Liệu Form Trang 19
Thuộc tính Column Heads: chọn giá trị là Yes nếu bạn muốn hiển thị tiêu đề
của các cột, chỉ có hiệu lực nếu Row Source Type của bạn chọn là table/query
Thuộc tính Column Width: cho phép bạn khai báo độ rộng cho các cột trong
danh sách phân cách nhau bởi dấu phân cách. Nếu bạn không muốn hiển thị cột
nào thì quy định độ rộng cột đó bằng 0.
Thuộc tính List Rows: gõ vào con số cho biết khi nhấn vào mũi tên của combo
box sẽ hiện thị bao nhiêu mục cho bạn chọn., mặc định là 8. Bạn phải dùng
thanh cuộn để hiển thị các mục bị khuất, chỉ có ở combo box)
Thuộc tính List Width: là 01 con số cho biết độ rộng của danh sách kh i bạn
nhấn vào mũi tên của combo box (chỉ có ở combo box)
Thuộc tính Limit To List: chọn yes: chỉ cho phép chọn mục trong combo box.
Chọn No: cho phép gõ vào giá tr ị không có trong mục chọn của Combo Box ( chỉ
có ở combo box)
Thuộc tính MultiSelect: (chỉ có ở List Box) None: chỉ chọn được 01 mục duy
nhất.Simple: cho phép chọn hay hủy chọn khi nhấn chuột hay phím Spacebar
tại mục cần.Extended:cho phép dùng phím Shif hay Ctrl k ết hợp với nhấn
chuột hoặc các phím mũi tên để chọn hay hủy chọn
 Bước 7: nhấn form view xem kết quả. Nhấn view design để trở lại cửa sổ thiết kế
và hiệu chỉnh thiết kế
 Bước 8: nhấn nút Save để lưu lại kết quả
 
---------------------------------------------------------------------------------------thanh Navigation (2 mục) ---------------------------------------------------------------------------------------thanh Navigation (2 mục)